Mài sàn bê tông đang trở thanh xu hướng sử dụng trong các công trình xây dựng. Điều gì khiến nó được ưa chuộng như thế? Đây là một trong những thắc mắc phổ biến trước khi lựa chọn sử dụng công mới này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều trên nhé!
Mài sàn bê tông là một quá trình phức tạp, yêu cầu độ chính xác và sự tỉ mỉ. Nhưng để tóm tắt sơ lược thì mài sàn bê tông gồm những giai đoạn sau:
Quá trình này bắt đầu bằng việc sử dụng các đĩa mài với các đầu số từ thấp đến cao khác nhau (20; 30; 50;100 grit). Các phân đoạn được chia cụ thể từ bước mài thô để loại bỏ các hố nhỏ, nhược điểm, vết bẩn, sơn epoxy, các lớp keo, hóa chất… trên bề mặt. Mục đích chung để tạo cảm giác phẳng và mịn màng. Tùy theo điều kiện của bê tông, quá trình mài thô ban đầu này thường gồm ba đến bốn bước.
Các bước tiếp theo liên quan đến nghiền mịn của bề mặt bê tông. Bằng cách sử dụng đĩa mài mòn kim cương với các đầu số cao hơn (200 – 1000 grit). Dùng các đĩa này để tiến hành đánh bóng bê tông đến khi sàn nhà có ánh sáng mong muốn. Đối với một sàn yêu cầu độ bóng cực kỳ cao thì nên tiến hành thêm lượt mài cuối cùng với số 1500 – 3000 grit hoặc cao hơn có thể được sử dụng.
Trong bước đánh bóng cuối cùng, một số nhà thầu thường sử dụng một hợp chất lithium silicat. Chất này có thể tăng cứng chống bụi và tạo độ bóng cho bề mặt bê tông. Chất này cũng giúp làm sạch bất kỳ dư lượng còn lại trên bề mặt từ quá trình đánh bóng và chống bụi hoàn toàn.
Mài sàn bê tông cũng giống như những ứng dụng đánh bóng đá Granite và Marble thông thường. Bề mặt sàn bê tông được mài, và đánh bóng theo độ mịn tăng dần. Thay vì có một sàn hút ánh sáng, thì sàn sẽ phản chiếu ánh sáng. Không phải những hóa chất phủ bì tạo độ phản chiếu, mà ánh sáng phản chiếu ngay trên chất liệu bê tông.
Với sàn được phủ bề mặt (nhựa hoặc vữa), không có giai đoạn mài phẳng, mà giai đoạn đánh bóng được thực hiện lên trên bề mặt hóa chất phủ bì tạo độ bóng. Đây là hóa chất tạo ra độ phản chiếu, không phải từ bê tông. Với phương pháp này, hóa chất tạo bóng phải được phủ định kỳ phải được đánh bóng lại thường xuyên.
Trong mài sàn bê tông, Lithium silicate là chất thêm vào gần như cuối cùng nên đóng vai trò quyết định hình ảnh cuối cùng sản phẩm. Lithium silicate có tác dụng làm rắn chắc, chậm lại độ thoát nước trong quá trình khô và kết tinh. Chống co rút, chống rạn nứt. Đảm bảo cho khối bê tông đạt được hoặc vượt quá độ nén cứng mà bê tông yêu cầu.
Lithum silicate có khả năng thẩm thấu giúp cho quá trình làm kín được đạt sâu hơn. Biến khối bê tông thành một khối dày đặc và cứng rắn. Đảm bảo hiệu quả trong suốt thời gian hữu dụng của bê tông. Lithium Silicate chống thẩm thấu từ bên ngoài của nước, dầu nhờn, hóa chất và nhân tố khác. Tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho việc lau chùi và bảo trì mặt sàn bê tông.
Lithium silicate tăng cường độ cứng mặt sàn bê tông đến 50%. Trong các thử nghiệm, chất này có thể tăng độ cứng lên đến 39% trong vòng chỉ 30 phút. Ngoài ra, còn chống hình thành bụi do ma sát dễ bảo trì và vệ sinh. Mài sàn bê tông sử dụng Lithium silicate tạo bề mặt sàn với độ bóng vĩnh cửu.